Mô tả
Còn gọi là cây Nhàu lớn, Nhàu núi , Nhàu rừng ( Morinda citrifplia L.) thuộc họ cà phê ( Rubiaceae ). Cây nhàu rừng là một cây thuốc quý, cây cao chừng 6 – 8m, thân nhẵn, thường mọc hoang ở nơi ẩm thấp, dọc bờ sông suối.
Cây có nhiều cành to, lá mọc đối hình bầu dục, nhọn ở đầu, dài 12 – 15 cm. Hoa nở vào tháng 1 – 2, quả chín vào tháng 7 – 8. Quả hình trứng, xù xì, dài chừng 5 – 6 cm, khi non có màu xanh nhạt, khi chín có màu trắng hồng, mùi nồng và cay. Ruột quả có một lớp cơm mềm ăn được, chính giữa có một nhân cứng. Nhân dài chừng 6 – 7 mm, ngang chừng 4 – 5 mm, có 2 ngăn chứa 1 hạt nhỏ mềm.
Hoạt chất và tác dụng:
Vỏ rễ có chứa glucozit anthraquinomit gọi là morindin C28 H30 O15; có tinh thể màu vàng cam, tan trong nước sôi. Còn cả một hỗn hợp anthra glucozit như: damnacantan, chất I-metoxy-rubiazin, chất alizrin. Lá có chứa chất moridi. Các bộ phận khác chưa thấy có tài liệu nghiên cứu.
Theo camnang360.com thì rể cây được xem như có tác dụng nhuận tràng nhẹ và lâu dài, lợi tiểu nhẹ, làm êm diệu thần kinh trên thần kinh giao cảm, hạ huết áp. Đựơc dùng uống hàng ngày thay chè chữa bệnh nhức mỏi, đau lưng và trị bệnh uốn ván.
Quả Nhàu ăn với muối dễ tiêu, nhuận tràng, làm thuốc điều kinh, trị băng huyết, bạch đới, ho , cảm , hen, đau gân, đái đường. Nướng chín ăn chữa lỵ . Qủa Nhàu non thái nhỏ , sao khô cũng chữa nhức mỏi, đau lưng.
Lá giả nát đắp vết thương, mụn nhọt làm chóng lên da; sắc uống chữa ỉa chảy và lỵ , chữa sốt và làm thuốc bổ, dùng cho phụ nữ sau khi sinh.

Cách dùng:
Dùng rễ Nhàu sắc uống hằng ngày thay nước chè với liều 30 – 40g rễ một ngày chữa cao huyết áp. Có thể nấu thành cao, hoặc thái nhỏ, sao vàng dùng thay rễ.
Lá dùng giả nát đắp ngoài hoặc uống với liều 8 – 10g chữa bệnh đường ruột, chữa sốt, cảm , nhức đầu, chóng mặt; còn dùng nấu canh lương ăn cho bổ.
Khoenhat.com (T.H)