Buôn bán phế liệu hay ô nhiễm môi trường?
Buôn bán phế liệu là loại hình kinh doanh có điều kiện. Các cơ sở này phải đảm bảo nhiều tiêu chí về:
- Giấy phép kinh doanh
- Cam kết bảo vệ môi trường
- Hệ thống phòng, chống cháy, nổ đúng quy định…
Tuy nhiên hầu hết các cơ sở đều hoạt động một cách tự phát. Phớt lờ việc đảm bảo các quy định trên. Các cơ sở buôn bán phế liệu không hề sạch sẽ, gọn gàng, thậm chí là rất ô nhiễm. Các loại phế liệu thì đổ đống, lan tràn ra cả mặt đường, bốc mùi hôi thối, khắp nơi là các loại ruồi nhặng, côn trùng. Dễ tạo thành nguồn dịch bệnh cho con người.
Những mặt trái của buôn bán phế liệu:
Ngoài hậu quả về ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị, những cửa hàng “đồng nát” này thực sự là mối nguy lớn về mất an toàn cháy nổ. Việc đảm bảo an toàn phòng, chống cháy nổ không hề được chú trọng.
Bên trong các bãi phế liệu, hệ thống đường dây điện cũ kỹ, giăng mắc chằng chịt, tiềm ẩn nguy cơ chập cháy cao, nhất là khi được đặt gần các loại đồ nhựa, phế phẩm dễ cháy. Hầu hết các cơ sở này đều không trang bị bất kỳ dụng cụ, phương tiện phòng cháy, chữa cháy nào.
Có lẽ họ không coi nơi buôn bán phế liệu là một nơi kinh doanh thực sự, chỉ xem nó như là nơi chứa rác và phế phẩm. Vì dễ kinh doanh và dễ lời, họ sẵn sàng bỏ qua sức khỏe và sự an toàn của mọi người xung quanh.
Cần có sự quản lý chặt chẽ của chính quyền địa phương đối với các cơ sở thu mua phế liệu tự phát nhằm ngăn chặng cháy nổ và bảo vệ sức khỏe và tính mạng cộng đồng.
Sau những mặt trái của các cơ sở chui vẫn có những công ty hoạt động vì môi trường:
Trên đây là những mặt trái của ngành nghề buôn bán phế liệu. Tuy nhiên hầu hết những cơ sở đó thường là những cơ sở nhỏ lẻ hoặc tự phát. Chúng ta không thể gom chung những công ty thu mua phế liệu có tổ chức được. Bởi họ hoạt động có tổ chức có quy chế và có sự bám sát của quản lý môi trường.
>>> Có thể bạn quan tâm: Bảng giá thu mua phế liệ